Cầu thủ nhập tịch hiện nay đã trở thành một trào lưu mới của hầu hết các đội bóng đá trên thế giới. Ở khu vực châu Á, có rất nhiều quốc gia như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,… ưa thích loại hình này. Việt Nam cũng là một quốc gia luôn tìm kiếm những nhân tài để đưa về thi đấu cho đội tuyển của đất nước mình. Hãy cùng 7M Sport tìm hiểu chủ đề cầu thủ nước ngoài nhập tịch sẽ được chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết ngày hôm nay.
Cầu thủ nhập tịch là gì?
Cầu thủ nhập tịch được hiểu là các cầu thủ nước khác, mang quốc tịch khác và tham gia vào đổi tuyển thi đấu cho đội tuyển quốc gia của một nước nào đấy. Có nhiều ý kiến cho rằng những cầu thủ này nhập tịch là người nước ngoài chứ không phải là người trong nước và thi đấu cho đội tuyển quốc gia.
Nhưng thực ra thì đây là một thuật ngữ cũng rất dễ hiểu và rõ ràng. Một số đội tuyển quốc gia sẽ có 2 dạng cầu thủ ngoại tịch trong thành phần thi đấu như là:
- Thứ nhất là người không mang dòng máu của quốc gia đó mà đang thi đấu và chơi các giải đấu chuyên nghiệp trong nước. Người ta hay gọi là “ngoại binh” . Cầu thủ đó sẽ phải thi đấu trên khoảng 5 năm thì mới có thể được nhập quốc tịch của nước đó. Một số cầu thủ có thể nhắc đến bao gồm: Đinh Hoàng Max, Đỗ Merlo, Hoàng Vũ Samson, . ..
- Thứ hai là các cầu thủ có dòng máu của đất nước đó, cụ thể là người thân trong gia đình như ông, bà hay bố, mẹ là công dân đất nước đó nhưng lại được sinh ra ở nước khác. Các cầu thủ này cũng có thể thi đấu cho cả hai nước đó, nhưng chủ yếu là ở nước ngoài. Một số cầu thủ tiêu biểu trong loại này là: Lee Nguyễn, Thủ môn Đặng Văn Lâm, Filip Nguyễn,. ..
Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu những cầu thủ này không hẳn là những cầu thủ được gọi là nhập tịch. Nhưng với xu hướng hiện nay thì những cầu thủ thuộc hai dạng này được gọi gộp là cầu thủ nhập tịch. Mặc dù cách gọi như thế này không hẳn là sai, nhưng trong một số trường hợp làm cho rất nhiều người khó hiểu và không rõ ràng.
Một số quy định về cầu thủ nhập tịch
Có rất nhiều cầu thủ ngoại quốc hay cầu thủ Việt Kiều đã tham gia vào các giải đấu và có đóng góp công lao không nhỏ vào thành tích chung của đội tuyển mà mình nhập tịch.
Tuy nhiên, theo quy định, nếu cầu thủ được gọi lên ĐTQG thi đấu ngoài có đủ chuyên môn thì cũng phải đảm bảo các điều kiện về mặt pháp lý. Họ cũng phải có nghĩa vụ đóng góp vào ĐTQG theo quy định của FIFA và những quy luật khác có liên quan ở Điều lệ FIFA. Có hai trường hợp về cầu thủ như trên:
- Các cầu thủ có quốc tịch Việt hiện đang sống và làm việc tại các nước khác suốt nhiều năm nay thì VFF sẽ kiểm tra chuyên môn của các VĐV để hướng dẫn làm thủ tục giúp họ được quay trở lại chơi tại ĐTQG theo ý nguyện.
- Nếu cầu thủ không có quốc tịch Việt Nam sẽ phải làm những giấy tờ theo quy định trong Luật quốc tịch Việt Nam.
Vấn đề nhập quốc tịch của các cầu thủ khi họ chơi ở đổi tuyển quốc gia cũng được liên đoàn bóng đá FIFA quy định khá rõ ràng. Cầu thủ là công dân có nhiều hơn một quốc tịch hoặc có quốc tịch mới, hiện đang còn chơi ở các CLB bóng đá theo quốc tịch nhưng khi đổi đội tuyển sang thi đấu nước ngoài hay quốc gia khác nơi cầu thủ này có đại diện cũng cần có những quy định sau:
- Cầu thủ nhập tịch thi đấu ở 1 trận duy nhất ở một giải đấu cấp quốc tế. Đồng thời vào một lúc nào đó cầu thủ đó chơi cho một giải đấu chuyên nghiệp ở liên đoàn mới thì cầu thủ ấy đó đã có thể có quốc tịch theo đội tuyển mà muốn tiếp tục thi đấu.
- Cầu thủ không được quyền chơi trong đội tuyển mới ở các trận quốc tế khác khi mà cầu thủ đó đã từng tham gia vào liên đoàn trước đó.
Những cái tên nhập tịch vào bóng đá Việt Nam
Các cầu thủ nhập tịch vào Việt Nam cũng như các cầu thủ Việt Kiều ở nước ngoài trở về tham gia vào đội tuyển quốc gia của Việt Nam có khá nhiều. Một số cái tên điển hình trong danh sách nhập tịch vào bóng đá Việt Nam phải kể đến, đó là:
- Cầu thủ Phan Văn Santos quốc tịch Brazil có tên gốc là Fabio dos Santos: là cầu thủ ngoại quốc được nhập tịch đầu tiên vào bóng đá Việt Nam và là sự mở đầu giúp cho những ngoại binh được tham gia vào đội tuyển quốc gia Việt Nam.
- Cầu thủ Nguyễn Trung Sơn quốc tịch Brazil có tên gốc là Jefferson Valentim: cầu thủ này mang trong mình màu áo của câu lạc bộ Đồng Tháp đầu tiên và chuyển sang Quảng Nam. Hiện anh đang có kế hoạch đi học để trở thành huấn luyện viên.
- Cầu thủ Nguyễn Rodgers quốc tịch Kenya có tên gốc là Rodgers Omusulah Nandwa: đây là một cầu thủ đã từng được nổi sóng tại câu lạc bộ Bình Dương.
Ngoài ra còn có một số cầu thủ người gốc Việt sinh sống và có quốc tịch nước ngoài và hiện giờ quay trở về thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Những cái tên cầu thủ Việt Kiều đó là:
- Cầu thủ Lee Nguyễn (Nguyễn Thế Anh) quốc tịch Hoa Kỳ hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ New England Revolution.
- Cầu thủ Lev Shonovich Dang (Đặng Văn Lâm) quốc tịch Nga hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Muangthong United.
- Cầu thủ Filip Nguyễn quốc tịch Séc hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ FC Slovan Liberec.
Kết luận
Bài viết trên đây cẩm nang bóng đá đã cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về các cầu thủ nhập tịch. Các bạn đã phần nào hiểu về các quy luật, quy định về các cầu thủ này rồi phải không? Do vậy, những cầu thủ đã nhập tịch vào đội tuyển bóng đá của nước ta đã góp một phần công sức của mình vào làm rạng danh bóng đá cho đội tuyển Việt Nam.